Người già cần phải kiểm tra những gì về sức khỏe theo định kỳ
Sức khỏe là yếu tố rất quan trọng đối với sự sống của con người. Tùy vào mỗi độ tuổi sẽ có những chế độ luyện tập, ăn uống hợp lí để giúp tăng cường sức khỏe. Ở trẻ em, theo định kỳ thì chúng ta sẽ dẫn trẻ đi tiêm phòng ngừa bệnh. Còn ở các độ tuổi khác thì không có chuyện tiêm phòng ngừa. Tuy nhiên, ở người già, họ cần phải có kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Tại sao người lớn tuổi cần phải kiểm tra sức khỏe? Bởi vì, họ đang trong độ tuổi có sức khỏe yếu. Ta cần phải kiểm tra để có thể duy trì sức khỏe lâu hơn. Vậy nếu cần phải kiểm tra thì người già cần phải kiểm tra những gì trong cơ thể? Dưới đây sẽ là câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi trên.
Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe định kì
Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngày càng được chú trọng hơn. Khi lớn tuổi, hoạt động của các cơ quan chức năng thường giảm đi khoảng 1/3 so với thời trẻ. Kèm theo đó dễ mắc phải những bệnh mãn tính như đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp… Hay những bệnh của tuổi già như rối loạn tuần hoàn máu não, suy giảm nhu cầu dinh dưỡng, tai biến… nếu không được chăm sóc sức khỏe toàn diện và đúng cách. Một trong những cách có thể kiểm soát tốt sức khỏe của người cao tuổi chính là khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Lợi ích của việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ:
– Phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý tuổi già.
– Được đội ngũ Y Bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn đầy đủ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh.
– Được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp, cách giúp duy trì sự vận động hài hòa của các cơ quan chức năng trong cơ thể để kéo dài tuổi thọ.
Vì vậy, người cao tuổi nên đặc biệt chú ý đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Và nên khám tối thiểu 1 năm/lần tại các cơ sở y tế uy tín.
Top 14 điều cần kiểm tra theo đình kỳ
Kiểm tra về bệnh lý huyết áp
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC), khoảng 64% nam giới và 74% nữ giới trong độ tuổi từ 65–74 mắc bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì các triệu chứng không biểu hiện rõ ràng. Bệnh lý này làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đột tử do tim. Đó là lý do vì sao bạn nên kiểm tra huyết áp ít nhất một lần mỗi năm, đặc biệt khi đã lớn tuổi.
Cần xét nghiệm mỡ trong máu
Nồng độ cholesterol và triglycerid ở mức thấp sẽ làm giảm nguy cơ đột tử do tim hay đột quỵ. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ các chất này cao, bác sĩ sẽ đưa lời khuyên cải thiện chế độ ăn uống, thay đổi lối sống hoặc sử dụng thuốc để làm giảm mỡ máu.
Nội soi đại trực tràng
Nội soi đại trực tràng có thể giúp phát hiện các tổn thương gợi ý ung thư trong đại – trực tràng. Sau 50 tuổi, bạn nên thực hiện nội soi đại trực tràng mười năm một lần. Trường hợp phát hiện có polyp hay có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, nên kiểm tra thường xuyên hơn. Nếu phát hiện ung thư đại trực tràng sớm, khả năng điều trị khỏi sẽ cao hơn.
Kiểm tra bộ phận mắt
Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyến cáo những người 40 tuổi nên đi khám mắt. Bác sĩ nhãn khoa sẽ dựa vào kết quả và có lời khuyên về thời gian kiểm tra định kỳ. Tuổi tác làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như tăng nhãn áp (glaucoma), đục thủy tinh thể và các vấn đề thị lực khác.
Cần chú ý đến vấn đề răng miệng
Người cao tuổi rất cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng. Một số thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như:
– Thuốc lợi tiểu.
– Thuốc chống trầm cảm.
Các vấn đề nha khoa như mất răng tự nhiên. Do đó, bạn cần đến gặp nha sĩ để kiểm tra định kỳ miệng, răng, nướu và họng.
Nên thường khám thính lực ở người cao tuổi
Mất thính lực là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Đôi khi có thể do nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác. Tốt nhất, bạn nên đi kiểm tra thính lực mỗi 2–3 năm một lần. Bạn sẽ được đo thính lực đồ. Hầu hết trường hợp mất thính lực đều điều trị được tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất thính lực.
Kiểm tra tình trạng xương
Cả phụ nữ và đàn ông đều có nguy cơ bị loãng xương nhưng phụ nữ thường bị nhiều hơn. Đo mật độ xương giúp đo được khối lượng xương, một chỉ số quan trọng cho biết sự chắc khỏe của xương. Phương pháp này được khuyến cáo cho những người trên 65 tuổi, đặc biệt là phụ nữ hoặc sớm hơn ở những trường hợp đặc biệt.
Thực hiện việc xét nghiệm vitamin D
Vitamin D giúp bảo vệ sức khỏe xương, đồng thời chống lại các bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư. Theo thời gian, cơ thể sẽ khó còn khả năng tổng hợp vitamin D tốt. Bạn nên thực hiện xét nghiệm vitamin D hàng năm.
Kiểm tra nồng độ hormone
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở cổ, có vai trò điều chỉnh tốc độ của các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đôi khi, nó không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, khiến bạn chậm chạp, dễ tăng cân hay đau nhức. Đối với nam giới, tình trạng này có thể gây rối loạn cương dương. Thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản để kiểm tra nồng độ hormone này và xác định mức độ hoạt động của tuyến giáp.
Thường xuyên thực hiện điện tâm đồ
Cả nam giới và nữ giới trên 50 tuổi đều nên thực hiện điện tâm đồ. Sau đó, ít nhất sau mỗi 2–3 năm, bạn nên đo lại, có thể thường xuyên hơn nếu cần thiết.
Kiểm tra đường huyết ở người lớn tuổi
Mọi người nên bắt đầu kiểm tra đường huyết từ 45 tuổi trở lên để tầm soát bệnh đái tháo đường. Các xét nghiệm bao gồm đo đường huyết lúc đói và xét nghiệm HbA1C.
Chụp X-quang vú
Đa số bác sĩ cho rằng bạn nên thực hiện 2 năm 1 lần. Nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư vú do có tiền sử gia đình mắc bệnh này, bác sĩ có thể khuyến nghị thực hiện sàng lọc hàng năm.
Nên cho người già làm xét nghiệm PAP
Phụ nữ trên 65 tuổi nên làm xét nghiệm PAP. Xét nghiệm PAP có thể giúp phát hiện ung thư cổ tử cung.
Chú ý đến bệnh ung thư tuyền tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt có thể được phát hiện bằng cách thăm khám trực tràng hoặc đo nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) trong máu. Việc có cần đo PSA và tần suất thực hiện như thế nào sẽ được chỉ định bởi bác sĩ. Trên đây là một số điều cần làm khi kiểm tra sức khỏe ở người cao tuổi. Tùy vào tiền sử gia đình và những yếu tố khác mà bạn có thể cần thực hiện các xét nghiệm có liên quan.