Những điều cần biết về bệnh tăng huyết áp ở người già

Vì cao huyết áp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với người già, nên việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên là cần thiết.

Trẻ em và người già là hai độ tuổi hay còn là giai đoạn dễ mắc bệnh nhất trong vòng đời. Ở trẻ em thì do cơ thể chưa hoàn thiện hoàn toàn nên dễ mắc bệnh. Còn ở người già, cơ thể theo thời gian mà yếu dần và dẫn đến dễ mắc bệnh. Thường thì trẻ em sẽ mắc những căn bệnh có tầm gây tổn hại thấp hơn người cao tuổi. Ở cái độ tuổi mà mọi thứ đều bị yếu đi thì sẽ gây rất nhiều bất lợi cho cuộc sống. Một trong những căn bệnh mà tuổi già hay mắc phải là bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp thì nó phổ biến ở mọi lứa tuổi. Và tăng huyết áp ở người già sẽ có nhiều nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Đây cũng là 2 yếu tố mà mọi người hay nhầm.

Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi là gì?

Bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi không được chữa trị và kiểm soát đã tạo điều kiện cho nhiều bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Càng lớn tuổi, chúng ta càng bận tâm đến các vấn đề về sức khỏe của bản thân. Bạn sẽ có hàng loạt câu hỏi như: “Tôi có nên lo lắng về tăng huyết áp?”, “Làm thế nào để tự chẩn đoán tăng huyết áp?”, “Tôi có nguy cơ bị đột quỵ không? Còn đau tim thì sao?”, “Có bao nhiêu nguyên nhân tăng huyết áp?”. Hay thậm chí là “Thực tế thì tăng huyết áp là gì?”.

Bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi không được chữa trị

Lối sống và tính di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những mối lo lắng này. Chúng cũng hỗ trợ bác sĩ đánh giá mức độ nguy hiểm của tăng huyết áp mang lại. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi huyết áp có khả năng giúp phát hiện và kiểm soát bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi ngay từ đầu. Chúng ta cần bắt đầu tập thói quen này càng sớm càng tốt.

Huyết áp được hiểu nôm na là áp lực của dòng máu trong lòng động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp được tạo bởi sức co bóp hút – đẩy máu của tim và sự co giãn của thành mạch. Huyết áp còn bị chi phối nhiều yếu tố như nhịp tim, độ đàn hồi động mạch, thể tích máu lưu thông và độ nhớt máu… Bệnh tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng cao hơn mức bình thường (≥ 140/90 mmHg). Nếu huyết áp của bạn bị tăng quá cao thì rất dễ dẫn đến nguy cơ suy tim, suy thận hoặc đột quỵ.

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp

Có rất ít bằng chứng cụ thể về nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi. Một nghiên cứu được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi vẫn chưa được xác định rõ. Một giả thuyết cho rằng tăng huyết áp là hệ quả từ việc các động mạch hẹp lại do tuổi già gây ra. Các mao mạch cứng sẽ gây cản trở máu lưu thông, dẫn đến áp suất do tim tạo ra để hỗ trợ máu di chuyển khắp cơ thể ngày một tăng.

Vì cao huyết áp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với người già, nên việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên là cần thiết. Theo các chuyên gia, chỉ số từ 130/80mmHg trở lên được xem là huyết áp cao. Đặc biệt, tử số (huyết áp tâm thu) lớn hơn 180 là mức cao báo động. Đây là con số thể hiện bạn đang trong tình trạng nguy hiểm.

Vậy, câu hỏi được đặt ra: nguyên nhân tăng huyết áp tâm thu ở người cao tuổi là gì? Một lần nữa, đáp án vẫn còn rất mơ hồ. Mặc dù theo Viện Y tế Quốc gia, huyết áp tâm thu cao là loại tăng huyết áp phổ biến nhất ở người già, các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra một kết luận chắc chắn. Có đến 65% người trên 60 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp chỉ có chỉ số tâm thu cao. Điều này có nghĩa là dù huyết áp tâm trương cao hay không, chỉ cần huyết áp tâm thu cao là đủ để kết luận bạn đang trong tình trạng cao huyết áp.

Những triệu chứng của bệnh

Tương tự như nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi, triệu chứng tăng huyết áp cũng rất khó để xác định đúng. Trên thực tế, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã đưa ra một số dẫn chứng từ thực tế để đính chính lại những quan niệm sai lầm mà mọi người hay truyền tai nhau về các triệu chứng tăng huyết áp.

Rất nhiều người bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không biết, cho đến khi đi khám bệnh.

Rất nhiều người bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không biết, cho đến khi đi khám bệnh. Hoặc đã bị các biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra rồi mới biết mình mắc bệnh. Đó là lý do tại sao tăng huyết áp nguy hiểm và được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Cách duy nhất để biết mình bị tăng huyết áp là kiểm tra huyết áp thường xuyên. Khi xuất hiện triệu chứng, ít nhiều tình trạng tăng huyết áp của bạn cũng đã gây biến chứng. Những triệu chứng này rất khác nhau, tuỳ thuộc theo sức khoẻ của từng người và mức độ biến chứng.

Bệnh tăng huyết áp không ảnh hưởng gì đến việc đau đầu

Một nghiên cứu về thần kinh học cho thấy những người bị huyết áp tâm thu cao ít bị đau đầu. Trong khi các nhà nghiên cứu y khoa chưa đi đến một kết luận dứt khoát, họ vẫn tin vào giả thiết cao huyết áp biểu hiện cho việc mạch máu xơ cứng. Khi ấy, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ rất khó khăn, dẫn đến tình trạng các đầu dây thần kinh sẽ không hoạt động đúng chức năng hoặc kém nhạy bén hơn. Do đó, con người sẽ ít cảm thấy đau.

Không phải triệu chứng của bệnh là chảy máu cam

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ lưu ý rằng chảy máu cam có khả năng là sự trùng hợp ngẫu nhiên ở những người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, chảy máu cam có thể là tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như ibuprofen hoặc warfarin.

Chứng chóng mặt không phải là triệu chứng của bệnh tăng huyết áp

Thực tế, chóng mặt có khả năng là tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cảnh báo rằng chóng mặt đột ngột và mất cân bằng cùng lúc có nguy cơ là dấu hiệu đột quỵ và cần được lưu ý ngay lập tức.

Mặc dù thực tế triệu chứng cao huyết áp khá mơ hồ, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vẫn có thể chỉ ra một số dấu hiệu của tình trạng tăng huyết áp ác tính. Tình trạng này xảy ra khi chỉ số tâm thu cao hơn 180mmHg. Hoặc huyết áp tâm trương đạt từ 110mmHg trở lên. Một số triệu chứng của tăng huyết áp ác tính bao gồm đau đầu dữ dội, lo lắng, khó thở và đôi khi là chảy máu cam.

Bệnh tăng huyết có ảnh gì đến người già

Hậu quả của bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi khá phức tạp và nghiêm trọng. Nó có nguy cơ gây vỡ mạch máu trong não hay mắt dẫn đến đột quỵ hoặc suy giảm thị lực. Các động mạch xơ cứng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hoạt động của tim và thận. Tệ nhất, đột tử hay suy tim cũng có khả năng xảy ra.

Top 5 biện pháp phòng ngừa bệnh

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp đơn giản dành cho những người nghi ngờ bản thân đang phải đối mặt với bệnh lý này. Bạn có thể muốn đọc thêm: Mách bạn vài cách điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi.

Cần giảm lượng natri trong mỗi bữa ăn

Theo khuyến cáo của Viện Sức khỏe Quốc gia, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng tối đa một muỗng cà phê muối.

Thường xuyên theo dõi cân nặng

Thừa cân là một trong số các nguyên nhân tăng huyết áp. Ngoài ra, nó còn là tiền đề cho bệnh đái tháo đường và cholesterol cao. Sự chênh lệch vài kilogram cũng có thể tạo nên sự khác biệt.

Không dùng đồ uống có cồn giúp phòng bệnh tăng huyết áp

Không dùng đồ uống có cồn giúp phòng bệnh tăng huyết áp

Rượu được hấp thụ có kèm theo một lượng calo nhất định tác động đến trọng lượng cơ thể. Đàn ông chỉ nên uống hai ly mỗi ngày, trong khi với phụ nữ chỉ nên một ly.

Cần bỏ ngay thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá gây tổn hại đến các mạch máu, đồng thời khiến chúng xơ vữa.

Thường xuyên tập luyện thể dục

Dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể chất sẽ hỗ trợ việc cải thiện sức khỏe rất nhiều. Bạn có thể thực hiện những bài tập như đạp xe, đi bộ… Với triệu chứng và nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi chưa được xác định rõ ràng, điều cần thiết là người cao tuổi duy trì lối sinh hoạt lành mạnh và thường xuyên kiểm tra huyết áp cơ thể bằng máy đo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *