Nghiện mạng xã hội – Xu hướng phổ biến của giới trẻ ngày nay

Nghiện mạng xã hội

Thời đại công nghệ ngày càng phát triển khiến cho Internet ngày càng tiện dụng và phổ biến với tất cả mọi người, nhiều trang mạng xã hội được hình thành với vô số những content thú vị tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng khiến nhiều người quan tâm đến, đặc biệt là đối với thế hệ người trẻ ngày nay. Bên cạnh những mặt tích cực mà mạng xã hội mang lại vẫn có những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống nếu không khắc phục trong thời gian dài. Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay ngày càng “sa đà” vào mạng xã hội và dần “mất kết nối” với cuộc sống thực tại và dần dần việc nghiện mạng xã hội dần trở thành xu hướng của giới trẻ trong thời đại ngày nay.

Nguyên nhân khiến giới trẻ nghiện mạng xã hội

Người trẻ hiện nay phần lớn kết nối với nhau thông qua mạng xã hội (MXH). Trong “thế giới phẳng” MXH, mọi động tĩnh được lan truyền không giới hạn không gian, nhanh nhất về thời gian. Từ thực tế đó, trào lưu MXH không ngừng xuất hiện, được đón nhận và hưởng ứng nhiệt liệt trên phạm vi toàn thế giới.

Giới trẻ ngày nay có xu hướng nghiện mạng xã hội

Sự lệ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội đã khiến không ít cư dân mạng, trong đó phần lớn là những người trẻ quay cuồng trong “thế giới ảo” mà quên rằng, cuộc sống thực tại mới chính là cuộc sống đúng nghĩa của mình và bị “nghiện” lúc nào không hay. Sau đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Giải trí khi nhàm chán

Điều này thể hiện rõ nhất khi các bạn trẻ phải chờ đợi ai đó, hoặc ở giữa những người không quen biết. Điện thoại là phương tiện để cứu cánh cho họ chống khỏi cảm giác lạc lõng giữa chốn mênh mông. Và Facebook, phương tiện phổ biến nhất, là nơi các bạn trẻ sẽ ghé thăm khi rờ đến điện thoại của mình, để “check”, đọc, post tin/ ảnh, status, comments, like.

Giải tỏa những áp lực cuộc sống

Áp lực học hành và sức ép gia đình làm thế hệ trẻ tìm đến mạng xã hội để trút, giải trí. Thế giới nhỏ hẹp đằng sau khuôn hình điện thoại hay máy tính có hình chữ nhật luôn thu hút các bạn trẻ. Ở đó có đầy đủ thứ họ cần mà chẳng phải đi đâu xa. Từ ca nhạc, thời trang, ẩm thực, phim ảnh, cho đến tin tức.

Bạn biết đấy, giới trẻ với nhiều mơ mộng, mong ước nổi loạn, dám làm liều, nhưng lại bị ước chế trong hoàn cảnh gia đình, trường học. Ranh giới giữa nhu cầu muốn nổi loạn và bị ước chế đôi lúc khiến họ “phát điên.” Mạng xã hội là nơi giúp họ kiềm chế cơn điên đấy bên trong mình. Đó là nơi vừa giải trí để quên đi các phát tiết cảm xúc bên trong, lại vừa là nơi để trút những uất ức đấy ra ngoài mà không phải đập phá hay tàn hoại bản thân. Về lâu dài, họ sẽ nghiện mạng xã hội và khó dứt ra được.

Muốn “cách ly” khỏi thế giới thực

Ai cũng mong muốn là một người đặc biệt, tài giỏi, thành công hơn bạn bè đồng lứa. Đây cũng thường là nhu cầu mãnh liệt của các bạn trẻ. Những mong muốn, khao khát được chứng tỏ bản thân mình. Có sai không? Không. Nhưng một số bạn trẻ khó bộc lộ hoặc không được người khác thừa nhận khả năng. Đó sẽ là một điều đáng buồn âm thầm nảy sinh trong tâm lí của các bạn. Điều này khiến họ có nhu cầu muốn tìm đến một thế giới khác. Và đó chính là thế giới ảo, cách li khỏi thế giới thực. Cuộc sống thực tại đối với họ là nơi đầy giới hạn, ép buộc lên họ. Thế nên họ tìm đến thế giới ảo để thể hiện bản thân.

Nhiều người trẻ tìm mạng xã hội để thể hiện bản thân, cách ly khỏi thế giới thực

Sự thể hiện đó có thể nằm ở những câu chuyện các bạn kể, những dòng status lãng mạn hoặc giật gân. Nó cũng có thể đến từ những bức ảnh đi chơi, đi ăn quán xá cùng la cà. Đó là cách để các bạn trẻ tìm đến không gian ảo để trốn khỏi áp lực. Họ trốn tránh khi nghĩ rằng mình không phải là một người đặc biệt.

Không muốn bị lạc hậu

Để cho giống người khác! Nhiều bạn trẻ lập tài khoản trên mạng xã hội chỉ vì lí do rất đơn giản. Họ không muốn thấy mình bị lạc hậu, trông quê mùa, low-tech. Nói như vậy nghe có vẻ không gian ảo, đơn cử như là Facebook, là viên thuốc an thần. Dường như nó có giúp các bạn trẻ đấy chứ! Điều đó không phải vô lí đâu! Thế nhưng cũng như tác dụng phụ của bất kì loại thuốc an thần nào đến một người uống nó. Người tiếp nhận có thể được trấn an, bình thản ban đầu. Dù vậy thì vấn đề sẽ chuyển hướng sang một trạng thái khác. Hoặc nó vẫn sẽ tiếp tục tái diễn trong tương lai. Đặc biệt là, việc không hề chấm dứt đi.

Cũng như thế, đến với không gian ảo để giải tỏa, trốn tránh, giải trí, hay để thoát khỏi cám cảnh cô đơn của bản thân sẽ không khiến những điều đấy mất đi. Còn với những bạn trẻ tìm đến không gian ảo chỉ với lí do đơn giản ban đầu là để giải trí, ca nhạc, lượm lặt tin tức, làm dày mối quan hệ bằng nhiều “friends” hơn (có thể là hàng trăm, hoặc hàng nghìn friends), hay số lượng like trên những bài viết hay câu nói, thì cũng hãy biết rằng, có những hệ lụy đang chờ đợi họ về sức khỏe tinh thần. Còn về sức khỏe thân thể, hẳn bạn đã quá rõ rồi. Chắc rằng có rất nhiều thông tin nói về nó rồi phải không?

Tác động tiêu cực của mạng xã hội

Tại Việt Nam, Internet đang ngày càng trở nên phổ biến. Điều này dẫn đến số lượng người dùng mạng xã hội cũng gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh những lợi ích mang lại, nó đang ngày càng lộ rõ những tác hại khôn lường đối với người sử dụng. Không chỉ có vậy, việc lạm dụng của người dùng mạng cũng đã tạo ra những ca bệnh mới. Thậm chí còn có những ca bệnh tâm thần do nghiện mạng xã hội.

Các mối quan hệ trở nên xa cách

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nhóm bạn. Họ cùng nhau ngồi chung bàn uống cà phê. Thế nhưng, mỗi người lại chăm chú vào chiếc điện thoại thông minh trên tay. Người thì “check in”, người thì lướt mạng, “up” ảnh…

Mạng xã hội khiến cho mọi người ít quan tâm đến nhau

Mọi người đều chú tâm vào thế giới ảo thay vì giao tiếp, trò chuyện với nhau. Điều này khiến cho mối quan hệ của bạn thiếu đi sự gắn kết. Vô tình, mạng xã hội trở thành kẻ khiến cho bạn trở nên thờ ơ. Đồng thời trở nên vô tâm, vô cảm với cuộc sống xung quanh.

Cảm xúc dễ bị ảnh hưởng

Việc lên MXH đã trở thành một hoạt động mang tính phản xạ, bản năng. Điều này dễ dàng thấy ở các bạn trẻ, nhất là các bạn học sinh, sinh viên. Cứ rảnh lúc nào là các bạn lại lôi điện thoại ra lướt mạng. Các bạn tỏ ra vui vẻ, háo hức khi đọc các bình luận khen ngợi những dòng trang thái mà họ đã viết hay những bức ảnh mà họ đã up lên mạng. Rồi họ cũng tỏ ra bực tức, cáu bẳn khi nhận những lời bình luận khiếm nhã hay thiếu thiện chí. Cứ như vậy, trạng thái vui – buồn, tích cực – tiêu cực luôn đan xen nhau.

Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho tinh thần của người sử dụng dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Bạn thể bị stress vì điều này. Cuộc sống của nhiều người đã bị thế giới ảo chi phối lúc nào không hay.

Đừng khiến bản thân bị trào lưu MXH xoay vòng. Đồng ý rằng, các trào lưu MXH cũng là nguồn thông tin hữu ích. Nó có thể giúp chúng ta giải trí, chia sẻ. Thế nhưng, đừng quá lạm dụng mà phí phạm thời gian. Giới trẻ cần hết sức tỉnh táo trước nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *